Tôi luôn luôn bám lấy suy nghĩ rằng mỗi người trong chúng ta đều có thể làm được điều gì đó bé nhỏ để giảm bớt một phần nỗi thống khổ của nhân loại.

I have always held firmly to the thought that each one of us can do a little to bring some portion of misery to an end. (Albert Schweitzer)

-----------------------------------------------------------------------

Xin giúp đỡ chàng trai trẻ ở Hải Dương nằm liệt giường 9 năm trời có nghị lực phi thường

21 tháng 6, 2017
(Tổ chức từ thiện Việt Nam) Em đã nằm liệt 9 năm trời. Giờ đây, nhiều phần cơ thể em đã thối rữa, có chỗ vết loét đã sâu đến tận xương… Không có tiền đến viện, không có cả tiền để mua bông băng y tế, hằng ngày Dung vẫn tự lau rửa vết thương của mình bằng giấy vệ sinh.

Vụ tai nạn kinh hoàng năm 2008, đã biến em Vũ Đình Dung từ một chàng trai khỏe mạnh thành người tàn phế

Tổ chức từ thiện Việt Nam được biết năm 2008, đang là học sinh của trường trung cấp kỹ thuật Hải Dương, thì tai họa xảy đến. Trong một lần đi làm thêm, Dung bị bức tường đổ đè lên người.Vụ tai nạn kinh hoàng đã biến Dung từ một chàng trai khỏe mạnh mới 18 tuổi đầu, với bao hoài bão, ước vọng … trở thành người tàn phế, với đa chấn thương, chảy máu gan, dập lá lách, chấn thương thận, vỡ xương chậu, liệt 4 đốt tủy sống.

9 năm trời nằm liệt giường làm cho nhiều phần cơ thể em bị hoại tử, thối rữa

Nhiều chỗ vết loét đã sâu đến tận xương

Ở quê, nghe tin con trai gặp nạn, gia đình đã phải bán đi mọi thứ, rồi vay mượn khắp mọi nơi để có tiền cho em đến viện. Suốt 4 năm trời, cô Phạm Thị Gái đưa con đi khắp các bệnh viện, Việt Đức, Bạch Mai, Viện Bỏng Quốc gia,… Rồi thì các khoản nợ ngày càng chồng chất. Bất lực gia đình đành phải đưa em về chấp nhận nằm liệt giường, và giữ mạng sống qua ngày bằng đơn thuốc cũ, mà họa hoằn mới có tiền để mua.

Hằng ngày Dung vẫn tự mình vệ sinh vết thương

Giới thiệu:

Dung khẽ khàng bóc lớp băng dính, rồi 1 lớp giấy vệ sinh, chúng tôi thoáng rùng mình rồi chết lặng khi nhìn thấy những vết thương trên cơ thể em. Những hố sâu hoắm đến tận xương, máu mủ lẫn dịch trào ra, mùi hôi tanh đến nghẹt thở…Có lẽ ái ngại trước tình cảnh của mình, Dung cúi đầu tâm sự : “ Em biết dùng giấy vệ sinh như này không đảm bảo, nhưng chẳng còn cách nào khác chị ạ, hàng ngày để lo đủ cơm ăn, với mẹ con em đã là cố gắng lắm rồi…”.

Vì không có tiền mua bông băng y tế, nên em dùng giấy vệ sinh và băng dính hàng thay thế

Nhìn con trai, cô Gái ứa nước mắt: “ Em nó nghị lực lắm, mọi việc vệ sinh đều tự làm hết. Thương mẹ, đến bông băng em nó cũng tiết kiệm như vậy không dám dùng nhiều, cái miếng lót có 5 nghìn đồng nhưng cũng phải cắt ra làm đôi để dùng được 2 ngày…Tháng trước em nó bị nhiễm trùng nặng và bị tràn dịch màng tinh, tưởng không qua khỏi, xuống bệnh viện huyện, bác sĩ cứ bắt chuyển tuyến trên ngay, nhưng biết mẹ không vay được đâu nữa nên em nó nhất quyết không đi. May mà trời thương cho em nó còn sống …”


Tự mình vệ sinh vết thương không đúng cách, không đảm bảo dụng cụ nên nhiều lần Dung bị nhiễm trùng nặng, tính mạng luôn trong tình trạng nghìn cân treo sợi tóc

“Cô kém duyên, mắt lại bị tật nên mãi mới lấy được chồng, chú lại không được khôn ngoan nhanh nhẹn như người ta. Đến khi em nó gặp nạn, chạy hết viện nọ viện kia, nợ nần chồng chất, nên cực chẳng đã cô phải đưa em nó xuống đây vừa để chăm sóc, vừa đi bán ít đồ linh tinh kiếm cái ăn. Ngày nào bán được nhiều thì được khoảng trăm nghìn cả gốc, có ngày chẳng bán được đồng nào... Giờ thằng anh ở đây với mẹ, thằng em thì mới bị gãy xương đùi đang ở nhà với bố…”, người mẹ nghèo tiếp lời trong nước mắt…

Dù mệt mỏi đau đớn, nhưng thương mẹ, nhiều hôm Dung vẫn cố gượng dậy ngồi xe lăn đi bán hàng

Cô Gái kể tiếp, để có được bát cơm cho 2 mẹ con, hàng ngày cô phải dậy thật sớm, gánh đôi mẹt lỉnh kỉnh, linh tinh đủ các đồ lặt vặt ít tiền như kim chỉ, gương lược… rong ruổi khắp thành phố Hải Dương. Đến trưa lại vội vã về lo cơm nước cho con, chiều lại tất bật đến tối muộn… 

Thương mẹ vất vả sớm hôm, những hôm khỏe, Dung cố gắng ngồi trên chiếc xe đẩy tự chế đi bán hàng cùng mẹ. Vậy nhưng em cũng chỉ đi được nửa buổi phần vì sức khỏe yếu, phần máu mủ từ các chỗ loét chảy ra khiến người mua kinh sợ…

…Nhưng cũng chẳng bán được mấy, vì em chỉ ngồi xe lăn được một lúc là cơ thể không chịu nổi, máu mủ từ các vết loét trào ra khiến mọi người ghê sợ

Những ngày sắp tới đây, không biết chàng trai trẻ tội nghiệp này sẽ ra sao?! Tôi đem điều đó hỏi em, Dung lặng im hồi lâu, ánh mắt cương nghị lộ rõ ưu tư: “ Em cũng mong đến viện chữa trị lắm chứ chị, như vậy có quá xa vời không ạ? Hiên giờ em chỉ đơn giản là mong có đủ tiền mua thuốc kháng sinh và bông băng, để vệ sinh vết thương cho bớt mùi, để mọi người xung quanh đỡ sợ… Em buồn lắm, vì em mà bố mẹ vất vả, vì em mà bố mẹ em mang nợ không biết bao giờ trả được…”

Để lo cho đứa con tội nghiệp, với gánh hàng này,người mẹ nghèo rong ruổi khắp “hang cùng ngõ hẻm” của thành phố Hải Dương

Những lời tâm sự đau đớn của Dung, khiến buổi trưa mùa hè vốn đã oi bức như càng thêm ngột ngạt. Lặng đi một hồi, bác Đinh Thế Vững trưởng khu dân cư số 17, phường Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương ái ngại cho Tổ chức từ thiện Việt Nam biết: “ Gia đình chị Gái đã tạm trú tại địa bàn từ lâu, bản thân cháu Dung bị bệnh tật không tiền chữa trị rất thương tâm. Qua đây , tôi cũng tha thiết kính mong quý báo cùng các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ cho gia đình chị, cho cháu được bát cơm và đến viện chạy chữa…”

Tổ chức từ thiện Việt Nam kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Mọi đóng góp xin gửi về:

Cô Phạm Thị Gái, xóm Đông Hang, thôn Bá Đông, xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Hiện mẹ con cô Gái đang ở trọ tại : Khu dân cư văn hóa số 17, phường Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương. ĐT; 0983 471 049

Đau lòng trước cảnh bé 6 tuổi bị động kinh run bần bật ở Bạc Liêu

17 tháng 5, 2017
(Tổ chức từ thiện Việt Nam) Mỗi lần đứa con trai lên cơn động kinh, không có chồng bên cạnh, chị chỉ biết nuốt những giọt nước mắt vào trong. Vì cảnh nghèo, chồng chị đã phải xa quê tìm miếng cơm manh áo cho gia đình. Khổ nỗi, đời làm thuê đã không đủ ăn thì biết lấy gì chữa vợ suy thận, con động kinh.

Trời mùa này nắng như lửa đốt, mái tôn tạm bợ hầm hập nóng bủa vây xuống căn nhà nhỏ của gia đình anh Tô Văn Hân (31 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) khiến tôi không khỏi xót xa. Trong căn nhà ấy, những nỗi bất hạnh liên tục ập đến khiến gia đình anh đã nghèo, nay lại khổ thêm.

Hai mẹ con chị Nguyễn Thị Thùy và cháu Tô Nguyễn Chí Hướng đang mắc phải những căn bệnh ngặt nghèo. Chồng chị Thùy đã phải bỏ vợ con ở nhà mà đi xứ xa làm thuê, mong dành dụm ít tiền để cứu lấy vợ con mình.

Ngày tôi đến thăm, thấy cháu Tô Nguyễn Chí Hướng (6 tuổi) đang ngồi trong lòng mẹ cứ chốc chốc lại co giật, chị Nguyễn Thị Thùy (26 tuổi, vợ anh Hân) cũng run người theo từng cơn giật của con trai. Và tôi đã lặng người đi khi xem đoạn clip mà chị Thùy quay lại trong một đêm mới đây lúc con trai chị lên cơn động kinh. Cả người cháu Hướng co giật trông rất đau đớn, miệng sùi cả bọt, mắt trợn trắng. Xem những hình ảnh này, tôi thấy sự tuyệt vọng hiện rõ trên khuôn mặt nhợt nhạt vì sức khỏe yếu của người mẹ nghèo.

Hai mẹ con, bản thân chị Thùy mắc bệnh suy thận và viêm gan B, còn cháu Hướng bị động kinh từ nhiều năm qua, nhưng vì quá nghèo nên không biết khi nào mới có điều kiện chữa trị.

Tổ chức từ thiện Việt Nam


Ngồi tiếp chuyện với tôi, vừa xoa bóp chân tay cho con, tôi cảm giác chị Thùy đã cố gắng kìm nén những giọt nước mắt đang chực úa ra, rồi nói trong nỗi ngậm ngùi: “Cháu Hướng sinh ra được 5 tháng thì không biết sao cháu cứ lên cơn co giật. Gia đình em đưa cháu đi bệnh viện ở TPHCM thì bác sĩ cho biết cháu bị bệnh hội chứng động kinh không rõ nguyên do. Bác sĩ nói nếu có khả năng điều trị thì bệnh tình của cháu có thể thuyên giảm. Nhưng lúc đó nhà em khó khăn quá nên đành đưa cháu về cho đến giờ”.

Chị Thùy cho Tổ chức từ thiện Việt Nam biết, mấy năm qua, cháu Hướng phải chịu cảnh thường xuyên lên cơn co giật bất cứ lúc nào. Gia đình nghèo túng, chỉ có thể đưa cháu ra bệnh viện tỉnh Bạc Liêu điều trị, chứ đi tuyến trên thì không có khả năng. “Hồi đầu năm học này, nhà có đưa cháu ra học mẫu giáo, nhưng học được ít ngày thì cháu bị co giật nên không dám cho cháu học tiếp nữa”, mẹ cháu Hướng bùi ngùi.



Đã 6 năm qua, cháu bé đáng thương có đôi mắt to với vẻ mặt lanh lợi này dường như chưa sống trọn với cái tuổi đáng lẽ ra đó là chạy nhảy, đùa vui với mấy đứa trẻ con lối xóm. Đằng này, “thế giới riêng” của cháu Hướng cứ hết quẩn quanh trong nhà, trên giường rồi thì ở bệnh viện mỗi khi lên cơn động kinh. Và cũng từng ấy năm đó, người mẹ nghèo phải luôn ở bên cạnh con để thăm chừng, bởi chỉ cần một lần lên cơn co giật bất ngờ thì tính mạng của con sẽ rất nguy hiểm. Còn nỗi đau nào hơn khi có những lúc nhìn con co giật, mà người làm mẹ như chị chẳng biết phải làm gì, bởi gia đình sống trong cảnh nhà nghèo, tiền không.


Những lúc mạnh khỏe, cháu Hướng cũng chỉ quẩn quanh ở nhà vì căn bệnh động kinh có thể xảy đến bất cứ lúc nào và sẽ rất nguy hiểm nếu không có ai bên cạnh.

Nhìn mẹ con chị, tôi lại không khỏi xót lòng khi biết rằng gia đình này không chỉ có một nỗi đau bệnh tật của cháu Hướng, mà còn cả một sự bất hạnh đã ập xuống, khiến họ đang sống trong cảnh tuyệt vọng. Nỗi bất hạnh ấy là 2 căn bệnh hội chứng thận hư và viêm gan B mà chính chị Thùy đang mắc phải từ mấy năm qua. Do đó, sức khỏe của chị Thùy hiện giờ cũng rất yếu, không còn làm việc gì nặng nhọc kiếm ra tiền được nữa.

Mẹ con chị Thùy rất hiếm khi có những giây phút tươi vui thế này...


... vì những căn bệnh mà mẹ con chị đang mắc phải ngày càng nặng hơn, hành hạ sức khỏe 2 mẹ con đến tiều tụy. Trong khi bản thân chị Thùy bị chứng suy thận khiến cơ thể sưng phù lên, thì cháu Hướng phải tuần nào cũng đi nằm viện.

Cũng vì cái nghèo và bệnh tật đeo bám gia đình mà anh Tô Văn Hân phải bỏ lại vợ con ở nhà để đi xứ xa làm thuê. Người đàn ông trụ cột gia đình ra đi, với hy vọng dành dụm ít tiền để cứu vợ hiền, con thơ đang từng ngày sống trong nỗi đau bệnh tật hành hạ. Nhưng ngặt nỗi, đời làm thuê khó khăn biết mấy, khi mỗi ngày anh Hân chỉ kiếm được hơn trăm nghìn. Số tiền này cơm nước hàng ngày cho 3 miệng ăn cũng đã thiếu trước hụt sau, thì việc điều trị bệnh cho vợ và con của anh Hân là quá tầm tay.

“Hầu như tuần nào cháu Hướng cũng phải đi bệnh viện. Mặc dù cháu có bảo hiểm trẻ em nhưng cũng chỉ hỗ trợ phần nào. Mỗi lần 2 mẹ con nằm viện chi phí tốn ít nhất cũng trên dưới một triệu đồng. Số tiền này là không nhỏ đối với tình cảnh của gia đình em hiện nay”, chị Thùy bộc bạch.

Mỗi khi nghĩ đến bệnh tật và lương lai của con, chị Thùy lại xúc động. Chị đã cố gắng kìm nén để khóc không thành tiếng trong sự bất lực của vợ chồng chị.

Với 2 căn bệnh mà mình đang gánh chịu, nếu không có tiền điều trị lâu dài, thì tính mạng của chị Thùy sẽ rất nguy hiểm. Lực bất tòng tâm, điều chị lo nhất không phải là bản thân mình, mà là đứa con trai duy nhất bị bệnh động kinh chẳng biết bao giờ được chữa khỏi. Cháu nó còn quá nhỏ, nó cần mẹ, lỡ một mai, chị nằm xuống, dù còn cha bên cạnh nhưng cuộc sống của cháu Hướng cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Nhìn cháu Hướng bám chặt lấy mẹ, tôi đưa máy lên ghi hình ảnh ấy, nhưng cứ một lần bấm máy là cháu lại giật co mình, tôi khựng lại, thấy quá xót xa.

Gia đình anh Hân, chị Thùy thuộc diện khó khăn, nên rất cần sự sẻ chia của các tấm lòng hảo tâm.

Về hoàn cảnh của gia đình anh Tô Văn Hân, ông Nguyễn Trường Giang- Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hưng A, xác nhận, hoàn cảnh này thật sự khó khăn. Còn ông Huỳnh Văn Tuấn- Phó trưởng ấp Trung Hưng 1A (xã Vĩnh Hưng A) cho biết, gia đình của anh Hân thuộc diện hộ cận nghèo, nhưng vợ con anh đều bị bệnh nên cuộc sống luôn lâm vào cảnh túng thiếu.

Tổ chức từ thiện Việt Nam rất mong sự đóng góp của các nhà hảo tâm, xin gửi về:

Chị Nguyễn Thị Thùy (Ấp Trung Hưng 1A, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu). Số điện thoại: 01255846842

Phú Thọ: Nỗi đau đớn của người mẹ bất lực nhìn các con lần lượt ra đi

12 tháng 4, 2017
(Tổ chức từ thiện Việt Nam) Sinh được tất thảy 5 người con thì 2 đứa đã ra đi, 1 đứa đang nằm liệt, còn 1 đứa phải duy trì sự sống bằng việc lên bệnh viện thường xuyên điều trị căn bệnh rối loạn đông máu. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến bác Tú không còn cách nào khác là vay được tiền mới dám cho con đi viện, còn không thì chấp nhận ở nhà chịu đau đớn.

Con trai út của bác Tú bị rối loạn đông máu nhưng đã nhiều ngày nay không được lên viện điều trị.

Người mẹ đáng thương ấy là bác Nguyễn Thị Tú (Khu 2, xã Trung Thịnh, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) mà lâu lắm Tổ chức từ thiện Việt Nam mới lại thấy bác đưa con lên viện. Thân hình gầy rộc với hai mắt trũng sâu, có lẽ là bác ngại nên khi gặp các bác sĩ và cán bộ ở đây bác đều cúi gằm mặt mà đi. Bước theo mẹ là cậu bé Trần Đình Quyết đang giàn giụa nước mắt, là em đang đau vì chân đã sưng tím hết lên rồi bởi một thời gian dài đã không được đi chữa trị. Vội vã và cuống quýt, bác Tú làm theo lời bác sĩ đưa con vào truyền thuốc ngay trước khi các biến chứng xảy ra có thể cướp đi mất mạng sống của con.


Bản thân bác Tú đã mất 2 người con trai cũng vì căn bệnh này.

“Thằng bé nó cũng đau 1 thời gian dài rồi nhưng tôi chưa vay được tiền nên cứ lần khất mãi. Đến hôm qua thì cháu nó đau quá, không thể trì hoãn được nữa nên hôm nay hai mẹ con lại lên viện. Tôi sợ nó lại bỏ tôi đi như hai anh của nó thì tôi chết mất cô ạ”.

Tổ chức từ thiện Việt Nam


Ngồi ở ngoài hành lang bệnh viện trong lúc chờ con truyền thuốc, bác Tú vẫn còn cảm giác run sợ như sắp để tuột khỏi tay của mình thêm 1 đứa con nữa. Nếu như điều đó xảy ra, chắc hẳn bác chẳng thể sống được bởi đã 2 lần chứng kiến các con ra đi, cảm giác ấy với bác đau cho đến tận lúc cuối đời khi trở về với đất. Nước mắt lại rơi xuống, bác nhớ lại: “Con trai cả của tôi sinh năm 1985, cháu mất năm 16 tuổi. Cũng cùng năm đó, con trai thứ 3 sinh năm 1997 lúc đó được 4 tuổi cũng bỏ tôi mà đi sau 1 lần ngã chảy máu quá nhiều. Cháu lớn thì tôi còn có ảnh thờ, cháu nhỏ thì tôi không có, tôi chỉ nhớ khuôn mặt, hình hài của con lúc đó thôi cô ạ.”

Đứa con trai đầu đã mất năm 16 tuổi của bác Tú. Còn con trai thứ 3 mất khi 4 tuổi bác không có ảnh thờ.

Con trai thứ 2 hiện đã bị liệt vì không được đi chữa trị thường xuyên căn bệnh rối loạn đông máu.

Trong cùng 1 năm mất đi 2 người con trai, bác Tú tưởng chừng mình không thể sống tiếp, nhưng còn ánh mắt cầu cứu của em Trần Đình Cương (con trai thứ 3 của bác) bị liệt hoàn toàn từ năm 2003 và sự sống mong manh của em Trần Đình Quyết khiến bác phải nuốt nước mắt vào trong để lo tiếp cho các con. Bệnh của con được bác sĩ cho biết bị rối loạn đông máu, phải lên viện điều trị thường xuyên thì mới bảo toàn được tính mạng và tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Nhưng bác không thực hiện được bởi suốt ngày quẩn quanh với đồng ruộng, dù có cố cũng chỉ đủ bát cơm ăn cho các con, còn tiền đi viện, bác không có được.

“Bình thường mẹ phải chăm anh Cương từ ăn uống, tắm rửa, đi vệ sinh, rồi lại đến em nên cả ngày gần như không có 1 phút nào được nghỉ. Tranh thủ lúc nào hai anh em em khỏe khỏe được tí là mẹ lại ra đồng chăm lúa nên ở nhà đủ ăn là tốt lắm rồi chị ạ”.


Đơn cầu cứu sự giúp đỡ của gia đình bác Tú

Cậu bé Quyết ngậm ngùi chia sẻ khi bản thân cũng đã nhiều lần “suýt chết” vì ngã chảy nhiều máu. Những lúc đó, em hốt hoảng và vô cùng lo sợ nhưng có lẽ ông trời còn thương nên để em sống đến ngày hôm nay. Nhưng bố mẹ nghèo quá, không có tiền cho đi viện thành ra lúc nào em cũng sống cảnh nơm nớp lo.

Lo lắng và đang tìm nguồn kinh phí hỗ trợ cho bệnh nhân, chị Trương Thị Hằng – Cán bộ phòng Công tác xã hội, Viện huyết học truyền máu TW chia sẻ về hoàn cảnh của bác Tú: “Bệnh nhân bị bệnh hemophilia là bệnh rối loạn đông máu di truyền do thiếu hụt yếu tố đông máu. Điều cốt yếu nhất của bệnh này đó là bệnh nhân phải được điều trị đầy đủ, được bổ sung yếu tố đông máu theo định kỳ. Gia đình bác Tú vì quá khó khăn không thể cho con lên viện điều trị thường xuyên được nên chúng tôi cũng rất lo cho tính mạng của Quyết. Chúng tôi tha thiết mong muốn được các nhà hảo tâm giúp đỡ cho gia đình bác để cháu Quyết được đến bệnh viện thường xuyên tham gia các đợt điều trị. Bác đã mất đi 2 người con vì căn bệnh này, 1 người con do không được đi viện điều trị nên đã liệt, cậu bé Quyết là hi vọng cuối cùng của gia đình bác nên chúng tôi lại càng trăn trở”.

Bác Tú lo sợ con trai út sẽ bỏ mình mà đi như hai anh trước.

Nghe tâm sự của chị Hằng, chúng tôi cũng không khỏi ái ngại. 2 đứa con đã mất rồi, 1 đứa thì bị liệt, bác chẳng còn hi vọng gì ngoài cậu con trai út nhưng lực bất tòng tâm, bác chẳng có tiền cho đi chữa mặc dù hi vọng để em giữ được mạng sống của mình 1 cách bình thường là nhiều lắm. Gạt ngang dòng nước mắt, bác xin phép đứng dậy rồi lại ngẩn ngơ ở cửa phòng bệnh của con mãi không thôi… Bác vừa mới lên thôi mà, nhưng sờ trong túi còn vài nghìn lẻ, bác định bụng có lẽ chiều hai mẹ con lại về cho dù chai thuốc của con còn đang truyền dở.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

Bác Nguyễn Thị Tú (Khu 2, xã Trung Thịnh, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ). Điện thoại: 0165 485 0654

Xem bài khác của Tổ chức từ thiện Việt Nam:

Hà Nội: Tình cảnh nguy kịch của cậu bé 10 tuổi cần được ghép tim

19 tháng 3, 2017
(Tổ chức từ thiện Hà Nội) - Đứng trước hình hài bé nhỏ của cậu con trai 10 tuổi đang được hỗ trợ bởi các loại thuốc và máy móc để duy trì sự sống, chị Phương vật vã, có lúc lại quỵ hẳn xuống nền bệnh viện mà van xin con đừng chết. Bất ngờ phát hiện cơ tim giãn, suy tim giai đoạn cuối bé Đạt chỉ có thể sống được nếu tiến hành ghép tim còn lại tất cả các phương pháp khác đều không còn tác dụng.

Phát hiện giãn cơ tim, suy tim giai đoạn cuối, tính mạng của cậu bé Đạt đang vô cùng nguy kịch và đếm ngược từng ngày.

Cuối ngày, khi nhà nhà đã xong xuôi bữa cơm tối nhưng ê kíp các bác sĩ tại khoa Phẫu thuật Tim mạch lồng ngực của bệnh viện Việt Đức vẫn đang rất căng thẳng bởi ca bệnh của bé Nguyễn Thành Đạt (10 tuổi). Đã liên hệ đi mọi chỗ để tìm cách cứu em, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước - Trưởng khoa bày tỏ sự ái ngại: “Chúng tôi đang đau đầu rất nhiều về ca bệnh của cháu vì hiện chưa tìm được nguồn nào hỗ trợ cho gia đình cả. Cháu bé mới phát hiện bị cơ tim giãn, suy tim đã ở giai đoạn cuối rồi nên mọi phương pháp là gần như không còn tác dụng nữa, giờ cháu chỉ có 1 cơ hội sống duy nhất là được ghép tim.

Em chỉ có thể sống được nếu như được ghép tim với chi phí lên đến 700 triệu đồng.
Giới thiệu:

Tổ chức từ thiện Việt Nam


Trong khoảng thời gian gần 1 năm thì mới có người hiến tạng và rơi vào đúng thời điểm này có người hiến quả tim cho cháu Đạt. May mắn tiếp nữa đó là các chỉ số mà chúng tôi đo được giữa người cho và người nhận là có thể ghép được. Như vậy cơ hội sống của cháu Đạt vẫn còn nhưng vấn đề là về kinh phí lên đến hơn 700 triệu đồng gia đình cháu không thể lo được dù đã bán hết nhà cửa và đi vay mượn các nơi”.

Dù đã rao bán nhà và đi vay khắp mọi nơi chị Phương cũng mới chỉ vay được 200 triệu đồng.

Sau những chia sẻ về chuyên môn, bác sĩ Ước nhấn mạnh đây là cơ hội sống duy nhất của Đạt bởi nếu không ghép thời gian sống của em chỉ có thể tính bằng ngày với sự hỗ trợ của các loại thuốc tốt, còn nếu không thì chỉ trong tích tắc là em sẽ mãi mãi ra đi. Đó là điều chắc chắn bởi tim của em đã giãn quá to và không thể nào co bóp được nữa. Để chúng tôi dễ hình dung anh còn ví von với người bình thường chỉ cho 1 tí thuốc trợ tim thì tim đập như con voi còn với cháu Đạt này thì cho cả con voi, tim cháu vẫn chỉ đập có 1 tí.

Hàng ngày chăm con, Đạt đau đớn quá nên bảo mẹ sao không đau hộ con. Lời nói của con khiến chị như đứt ra từng khúc ruột.

Hơn ai hết nắm được tình hình của con nên chị Phương liên tục ngất lên ngất xuống vì không chấp nhận được sự thật quá ư nghiệt ngã này. Chị bảo bình thường con chỉ nhỏ hơn các bạn ở lớp còn sức khỏe bình thường, cách đây 6 tháng con ho như bị cảm cúm nhưng uống thuốc nhiều không khỏi, lúc đó gia đình mới cho con đi khám thì phát hiện con bị tim nặng. Tuy nhiên bản thân chị không thể ngờ diễn biến bệnh của con lại xấu đi nhanh đến vậy.

Con có cơ hội sống nhưng gia đình không biết xoay sở ở đâu ra tiền cứu con.

“Hàng ngày chăm con, nó cứ khóc suốt thôi vì đau mà lại không ăn được gì. Có lúc đau quá, cháu nói cứ mếu máo bảo sao mẹ không đau hộ con với, con không chịu được. Nghe con nói thế, ruột gan chị như có ai đang cắt đi mất, đau đớn lắm nhưng chẳng biết làm gì cho con cả”.

Chị Phương kể trong tiếng nghẹn ứ và hai hàng nước mắt cứ thi nhau chảy ra ướt nhèm. Ở nhà hai vợ chồng cùng đi làm thuê, anh đi làm mộc, còn chị đi may cố gắng cũng chỉ đủ tiền ăn học cho hai con, đùng cái bé Đạt bệnh khiến anh chị lao đao, nhà cũng đã rao bán, tiền cũng đã đi vay các nơi được 200 triệu, chị lại nóng lòng như lửa đốt bởi thời gian dành cho con không còn nhiều. Không nén được nỗi đau và sự mất mát, chị lại gục đầu xuống mà than: “Nuôi con 10 năm rồi em ạ, nó có mệnh hệ gì chị cũng chết theo nó luôn thôi…”

Gương mặt và ánh mắt của con nhìn chúng tôi như 1 điều ám ảnh.

Trong phòng bệnh, cậu bé khá mệt nên không nói gì. Duy chỉ có đôi mắt là mở to nhìn chúng tôi như 1 điều ám ảnh. 10 tuổi em còn quá nhỏ để hiểu về căn bệnh của mình và chắc hẳn cậu bé còn mơ ước nhiều lắm ngày được ra viện để tiếp tục đến trường cùng bè bạn. Nắm chặt đôi bàn tay của mẹ, Đạt không nói gì, chỉ có gương mặt em là sáng bừng lên giữa nhưng dây rợ và những tiếng tích tích của các loại máy móc… khiến chúng tôi cũng thót mình thảng thốt lo sợ cơ hội đến rồi nhưng sẽ lại để tuột mất em?

Mọi đóng góp của các nhà hảo tâm xin gửi về:

Chị Nguyễn Thị Mai Phương (thôn Tiền Huân, xã Viên Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Số điện thoại: 01678375298

Hiện chị Phương đang chăm con trong phòng cấp cứu tầng 3, Khoa Phẫu thuật tim mạch lồng ngực bệnh viện Việt Đức

Xem thêm bài khác của Tổ chức từ thiện Việt Nam:

Gia cảnh khốn khó của hai vợ chồng cùng mắc bệnh ung thư

22 tháng 2, 2017
Tổ chức từ thiện ở Quảng Ninh - Chị là Liêu Thị Thủy - người phụ nữ đáng thương, nhân vật trong bài viết: “Thắt lòng nhìn cảnh hai vợ chồng cùng ung thư nhường nhau đi xạ trị” đăng trên báo điện tử Tổ chức từ thiện Việt Nam. Bĩ cực và cùng đường, một lần nữa chị lại phải cầu cứu đến mọi người trong sự tuyệt vọng, không một lối thoát. 

Chị Thủy phát hiện căn bệnh ung thư vú từ năm 2012 nhưng không điều trị bởi chồng cũng phát hiện ung thư trực tràng.

Phát hiện căn bệnh ung thư vú từ năm 2012 và đã trải qua 4 lần phẫu thuật, tuy vậy chị đã không điều trị theo liệu trình của bác sĩ bởi đến năm 2014 chồng chị là anh Nguyễn Đình Mừng tiếp tục nhận tin dữ bị ung thư trực tràng cần đến bệnh viện gấp. Nén chịu nỗi đau đớn hành hạ thể xác chị Thủy lui về nhà sớm sớm xuống bến thuyền cất tôm, cá mang đi chợ bán kiếm từng đồng bạc lẻ cho chồng xạ trị và nuôi con.

“Những ngày đó chị đau lắm nhưng còn được nhìn thấy anh nên cũng phần nào nguôi ngoai em ạ. Chị cứ dặn lòng mình phải cố gắng, mình còn lao động được là chồng mình còn được sống, vậy mà cuối cùng anh ấy cũng bỏ mẹ con chị mà đi. Anh ấy mất đúng vào dịp nghỉ 30/4 khiến chị hoàn toàn mất đi phương hướng…”

Xem bài giới thiệu:

Tổ chức từ thiện Việt Nam


Giàn giụa nước mắt, chị Thủy nhớ lại những tháng ngày cùng chồng chống chọi với căn bệnh ung thư trong khi bản thân mình cũng chịu nhiều nỗi đớn đau không kém. Chồng chết, nhà cũng đã cắm từ lâu, chị lại 1 lần nữa gắng gượng đi làm để cố kiếm bữa cơm cho con đi học. Nhưng căn bệnh đã di căn khiến chị phải vào viện cấp cứu và được chuyển lên thẳng lên Trung tâm y học hạt nhân và Ung bướu của bệnh viện Bạch Mai. Lúc này thì chị đầu hàng thực sự bởi chẳng còn sức lực để mà đi, đứng hay làm bất cứ việc gì cả.

Những ngày đó, cứ sáng sáng là chị dậy xuống khu ven sông cất tôm, cá mang về bán đề kiếm tiền cho chồng đi xạ trị.

Biết được hoàn cảnh gia đình chị Thủy nên các thầy thuốc trong khoa vô cùng lo lắng và ái ngại. Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Quang Hùng, Tổ chức từ thiện Việt Nam được biết: “Bệnh nhân bị ung thư vú đã di căn vào xương nên tình trạng vô cùng nặng nề. Trước đây bệnh nhân đã có chỉ định xạ trị, tuy vậy nhưng vì hoàn cảnh cả hai vợ chồng cùng mắc bệnh hiểm nghèo nên chị tự bỏ không điều trị.

Chính vì không được điều trị và theo dõi theo liệu trình nên lần này đến viện, tình trạng bệnh nhân đã rất nặng. Nhưng nếu được điều trị thì bệnh nhân vẫn còn cơ hội kéo dài cuộc sống để nuôi con. Điều mà chúng tôi lo lắng đó là việc điều trị ung thư ở giai đoạn muộn trong hoàn cảnh của chị là sức cùng lực kiệt nên về phía khoa và bệnh viện rất muốn được các cơ quan, cá nhân giúp đỡ cho bệnh nhân”.

Giờ chồng chị đã không còn, bản thân chị lại không còn sức lực bởi căn bệnh đã di căn vào xương.

Sức khỏe cạn kiệt khiến chị không thể nằm, cũng không thể ngồi được.

Hơn ai hết hiểu được hoàn cảnh gia đình mình nên chị Thủy càng hoang mang, lo sợ. Chị bảo thương con bé con ở nhà, cháu mới được 12 tuổi hiện đang phải gửi bà ngoại chăm sóc, còn ngôi nhà chị đã cắm từ ngày anh đi viện. Lần này cực chẳng đã vì tình hình quá nguy cấp nên chị được chuyển lên đây, còn bản thân cũng không có 1 đồng nào ở trong túi. Nghẹn lời, chị lại khóc, nỗi đau đớn về thể xác xen trong sự lo lắn, một mai mình nằm xuống con chị sẽ ra sao bởi bà ngoại cũng già yếu rồi.

Chị sợ hãi khi nghĩ về tương lai của đứa con nhỏ khi đã mất bố, lại sắp mất mẹ.

“Chị biết bệnh của mình em ạ. Rồi chị cũng sẽ phải chết như anh, chị không còn sự lựa chọn nào khác. Chị chỉ thương con chị thôi, cháu không biết sẽ ra sao khi bố, mẹ không còn trên cõi đời này nữa”.

Chị tiếp tục khóc khi mọi sự khổ đau, bất hạnh dường như đều đổ cả lên vai mình. Gia đình của chị, người chồng thân yêu của chị, giờ chẳng còn nữa… Chỉ còn người phụ nữ bất hạnh, đớn đau là chị còn ở đây với nỗi tuyệt vọng cùng đường, không có nơi bấu víu.

Mọi đóng góp của các nhà hảo tâm xin gửi về: Chị Liêu Thị Thủy - Tổ 32, khu Phú Thanh Tây, phường Yên Thanh, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Số điện thoại: 01685642726

Hiện chị Thủy đang điều trị tại Trung tâm y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai

Xem thêm bài khác của Tổ chức từ thiện Việt Nam:

Tổ chức từ thiện Lào Cai: Bé gái bị ung thư máu cầu cứu trong tuyệt vọng

4 tháng 2, 2017
Tổ chức từ thiện ở Lào Cai - Trưa đầu năm vùng cao vẫn còn rét cắt da cắt thịt, trong căn nhà trống hoác, bên đống lửa tàn, chị Thi đầm đìa nước mắt, ôm chặt đứa con gái 5 tuổi bị ung thư máu đang lịm dần đi… Ngoài trời gió mùa đông bắc rít từng cơn như đáp lại những tiếng kêu cứu ai oán của người mẹ nghèo khó.

Bé Lâm Thị Hải Yến, 5 tuổi bị mắc ung thư máu

Con đường đất gồ ghề, lồi lõm, đoạn thì đi chìm trong dòng nước, đoạn thì cheo leo tận đỉnh núi, dẫn chúng tôi đến căn nhà của gia đình chị Hoàng Thị Thi ở bản Điện, xã Điện Quan, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Gọi là “nhà” chứ thực ra chỉ như túp lều vách nứa, với nửa mái lợp tranh, nửa là tấm lợp Fibro xi măng đã thủng lỗ chỗ. Ở ngoài kia đâu đó vẫn còn sót lại một chút không khí rộn ràng của cái tết vừa qua, còn nơi đây chỉ có tiếng rên rỉ của bé Yến, những lời nựng con bằng tiếng dân tộc Tày của người mẹ, và cả tiếng của những giọt nước mắt đau đớn rơi xuống nền nhà lạnh lẽo…

Căn bệnh quái ác thường gây đau đớn cho cô bé xinh xắn đáng yêu này

Đưa ống tay áo lau nước mắt, người phụ nữ trẻ trải lòng: “Đầu năm ngoái thấy cháu sốt cao, vợ chồng em đi xin lá đắp và uống cả tháng trời mà không khỏi, em cõng cháu xuống trạm xá xã xin thuốc cũng không khỏi, bác sĩ bảo phải cho xuống bệnh viện huyện ngay. Đi vay cả bản mới được 700 nghìn đồng, vợ chồng em cho cháu xuống bệnh viện huyện, rồi các bác sĩ lại chuyển xuống tỉnh, và chuyển cháu xuống Hà Nội vì cháu mắc bệnh về máu nặng lắm…”


Tổ chức từ thiện Việt Nam



 “Căn nhà” vách nứa trống hoác của gia đình bé Yến nằm chênh vênh bên bờ suối.

“ Theo xe cấp cứu xuống Viện huyết học truyền máu TƯ là vợ chồng em trong túi chẳng còn đồng tiền nào cả, bố nó phải đi nhờ xe tải quay về nhà rồi đi vay lãi nóng của dân buôn ngoài thị trấn được 5 triệu gửi xuống cho em. Hằng ngày xin được cơm từ thiện thì 2 mẹ con em được ăn no, còn không em chỉ dám mua 10 nghìn cơm cho con ăn thôi, còn em chờ mọi người trong phòng ăn xong nếu thừa thì xin lại ăn ạ…” Chị nói tiếp trong những tiếng nấc nghẹn.

Khi con đau đớn, người mẹ trẻ dân tộc Tày chỉ biết ôm chặt con vào lòng….

Tổ chức từ thiện tại Lào Cai được biết đến lần hẹn tái khám lần 2, vì không vay đâu được nổi tiền nữa, chị đành phải cho Yến ở nhà, không có thuốc Yến lại lên cơn sốt cao, rồi bắt đầu xuất huyết dưới da và chảy máu không ngừng. Bao lần van nài thảm thiết chị Thi mới vay được thêm 5 triệu với lãi xuất 3,5%/tháng để cho bé Yến xuống viện, lần này Yến bị tái lại nên phải đánh lại hóa chất từ đầu, hai mẹ con phải ở viện những gần 2 tháng. Rồi những lần tiếp theo cho Yến đi viện, chị cũng phải đi vay với lãi xuất nóng như thế, bây giờ cả gốc và lãi chẳng biết đã thành bao nhiêu rồi nữa…


Thương em vô bờ, nhưng người anh 7 tuổi của bé Yến cũng chẳng phải biết làm gì hơn… là bóp chân tay cho em

Khi được hỏi về gia cảnh 2 bên bố mẹ, có lẽ đã chạm vào nỗi thống khổ chất chứa trong lòng bấy lâu nay, nên chị Thi lại òa khóc như một đứa trẻ:“ Bố em mất sớm, mẹ đi bước nữa nên em phải ở với bà ngoại, lấy chồng nhà chồng cũng nghèo, ra ở riêng chỉ có cái nhà tranh nứa này thôi chứ chẳng có đất đai gì đâu ạ. Năm nay lúa cấy dưới khe nhà em bị lũ cuốn nên hỏng gần hết, mảnh nương gieo được gần cân ngô giống cũng bị sâu và chuột phá không thu hoạch được. Đến cơm ăn hàng ngày đã nhiều bữa phải độn rồi chị ạ…”



Cuộc sống của gia đình này vốn đã khốn khó, nay lại càng khó khăn bội phần

Nói về hoàn cảnh gia đình chị Thi, anh Lý Xuân Khám trưởng bản Điện, ái ngại chia sẻ: “ Gia đình chị Thi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bản mình, nhiều năm qua là hộ nghèo vẫn chưa thoát nghèo được. Nhà đất đai ruộng nương chẳng có mấy, 2 con nhỏ, cháu bé lại bị bệnh nặng phải đưa xuống tận Hà Nội chữa trị rất tốn kém. Bản mình là vùng cao nên bà con ai cũng nghèo chỉ thi thoảng giúp được đấu lúa đấu ngô thôi chứ chẳng ai có tiền mà giúp đâu. Qua đây mình cũng xin tha thiết nhờ mọi người giúp đỡ cho gia đình chị Thi chữa bệnh cho cháu…”

Con đang tái bệnh, nhưng người mẹ này vẫn chưa biết tìm đâu ra tiền để đưa con đến viện

Chưa đến lịch hẹn nhưng bé Yến lại tự dưng bị sốt cao và đau đầu đã hơn 2 ngày nay rồi, bác sĩ dặn có gì bất thường phải cho cháu xuống viện ngay. Anh chị lại chạy đôn chạy đáo khắp nơi, nhưng cũng chẳng thể vay đâu được xu nào…Bất lực, chị chỉ biết ôm chặt đứa con gái bé bỏng vào lòng, kêu cứu trong vô vọng..!

Tổ chức từ thiện ở Lào Cai kêu gọi mọi đóng góp của các nhà hảo tâm xin gửi về:

Chị Hoàng Thị Thi ( mẹ bé Lâm Thị Hải Yến) ở bản Điện, xã Điện Quan, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Điện thoại: 01665914506

Xem thêm bài:

Thương bé 6 tuổi cùng lúc bị câm điếc bẩm sinh và bệnh Hemophilia

19 tháng 1, 2017
Tổ chức từ thiện ở Hà Nội - Cùng lúc bị câm điếc bẩm sinh và máu khó đông khiến cho cậu bé Gia Bảo liên tục phải ở bệnh viện suốt 6 năm qua. Thương con, vợ chồng anh Dũng, chị Nguyên không dám sinh thêm nữa mà dồn toàn bộ tình yêu thương của mình để chạy chữa cho em.

bé Gia Bảo 6 tuổi bị câm điếc bẩm sinh và rối loạn đông máu.

Tôi gặp em lúc đã quá trưa, khi mà các bạn giường bên cạnh đã ngủ cả duy chỉ có mình cậu bé Bảo là nũng nịu đòi mẹ mang sách ra dạy học. Không nói được, tai dường như cũng không nghe thấy gì dù em có đeo máy trợ thính, nhưng em vô cùng thích thú trước những hình các con vật được mình tô những nét xanh, đỏ loằng ngoằng, chằng chịt. Một vài những động tác tỏ thái độ vui vẻ, hào hứng của em phần nào tạm xua đi cái không khí ảm đạm vốn thấy trong bệnh viện những ngày đông.

Giới thiệu:

Tổ chức từ thiện Việt Nam


Mẹ của em, chị Nguyễn Thị Nguyên, sau một hồi chỉ cho con học mới khe khẽ kể chuyện: “Cháu năm nay lên 6 tuổi rồi đấy chị ạ. Giá mà cháu không bệnh tật, giờ cũng chuẩn bị vào lớp 1 rồi và em cũng sẽ đi làm chứ không phải ngồi đây thế này”.

Cậu bé vô cùng thích thú khi được mẹ dạy học.

Sau lời kể ngắn ngủi, chị mới bắt đầu trải lòng cả một quãng thời gian dài đeo đuổi việc chữa bệnh cho con. Đầu tiên là tin cháu bị điếc sâu bẩm sinh và có chỉ định cấy điện cực ốc tai với chi phí lên đến vài trăm triệu đồng, ngày đó cả hai vợ chồng như ngã quỵ bởi số tiền khổng lồ không biết vay mượn ở đâu ra. Bẵng đi thời gian, Gia Bảo tiếp tục được phát hiện căn bệnh Hemophilia (máu khó đông) nên phải lên điều trị tại Viện huyết học truyền máu TW thì mới giữ được mạng sống.

Suốt 6 năm liền em phải đi viện để chữa 2 căn bệnh.

Nhớ lại thời gian đó, chị Nguyên vẫn còn cảm giác bàng hoàng, hoảng sợ: “Tin con bệnh dồn dập kéo đến khiến vợ chồng em không còn nghĩ được gì nữa chị ạ. Anh nhà em làm công việc nấu ăn thu nhập được gần 4 triệu/ tháng. Em cũng xin đi làm thuê nhưng khi con bệnh phải đi viện là em nghỉ hẳn luôn. Thấm thoắt cũng mấy năm rồi chị ạ. Giờ mẹ con em chỉ biết trông chờ vào đồng lương của chồng em thôi nhưng cứ thiếu trước, hụt sau không biết làm sao cả”.

Bất lực, bản thân vợ chồng chị Nguyên chỉ biết kìm lòng, quyết không sinh thêm bé nào nữa để dồn toàn bộ thời gian vào việc chữa trị cho con. Về quyết định này, cũng có nhiều người bảo thế này, thế kia nhưng với chị Nguyên: “Con nào cũng là máu mủ, đứt ruột đẻ ra của mình. Gia Bảo bị bệnh đã khổ lắm rồi nên chị không muốn san sẻ tình cảm ra nữa. Mỗi lần nhìn con muốn nói với mẹ điều gì nhưng không thể, em lại đau đến thắt ruột nên không còn nghĩ được gì thêm nữa chị ạ”.

Không dám sinh thêm bé nào nữa, chị Nguyên dồn tất cả vào việc chữa trị cho con.

Nghe chị nói, chúng tôi ai cũng chạnh lòng. Quay sang nhìn, cậu bé Gia Bảo đang nằm ngoan trong lòng mẹ như 1 chốn an toàn, ấm áp. Thương con, thương cả cho chị, chỉ vì bệnh tật mà đẩy gia đình đến đói nghèo, không có lối thoát. Và cũng vì bệnh tật của con mà cướp đi mất quyền được làm mẹ lần nữa của chị cũng bởi chị yêu con và thương nó quá.

Về hoàn cảnh của bé Gia Bảo, chị Trương Thị Hằng – Cán bộ phòng CTXH, Viện huyết học truyền máu TW có phút trải lòng:

“Cháu bé rất đáng thương khi bị cùng lúc câm điếc bẩm sinh và bệnh Hemophilia (là bệnh về rối loạn đông máu di truyền). Đây là căn bệnh bẩm sinh phải điều trị định kỳ suốt đời. Với biểu hiện bệnh nhân thường xuyên bị chảy máu khó cầm ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp và cơ. Nhiều bệnh nhân còn bị xuất huyết não, xuất huyết dạ dày… chảy máu cơ khớp tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Bệnh nhân nếu không được điều trị đầy đủ còn dẫn tới di chứng tàn tật, đi lại khó khăn.


Ước mơ của chị là 1 ngày con có thể nghe, nói được nhưng số tiền để cấy điện cực ốc tai lên đến vài trăm triệu đồng anh chị không có được.

Cháu thường xuyên phải điều trị định kỳ tại Viện Huyết học, Bệnh viện Tai Mũi Họng TW và điều trị ngôn ngữ tại Trung tâm khiếm thính với chi phí 5 triệu đồng/tháng. Không nghe được, khả năng nói kém dẫn đến phản xạ kém, nhiều khi không ý thức được nguy hiểm,vì vậy mà cháu càng dễ bị chấn thương gây chảy máu nhiều hơn mà mỗi lần chảy máu lại không cầm được.

Tại bệnh viện chúng tôi đã nắm được tình hình hoàn cảnh gia đình cháu nên cũng kêu gọi, vận động các mạnh thường quân giúp cho cháu để cháu có cơ hội tiếp tục được chữa trị”.

Mọi đóng góp của các nhà hảo tâm xin gửi về:

Chị Nguyễn Thị Nguyên (xóm Mới, thôn Phù Bật, xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Số điện thoại: 01627675794


Xem thêm bài khác của Tổ chức từ thiện Việt Nam: