Tôi luôn luôn bám lấy suy nghĩ rằng mỗi người trong chúng ta đều có thể làm được điều gì đó bé nhỏ để giảm bớt một phần nỗi thống khổ của nhân loại.

I have always held firmly to the thought that each one of us can do a little to bring some portion of misery to an end. (Albert Schweitzer)

-----------------------------------------------------------------------

Thương bé 6 tuổi cùng lúc bị câm điếc bẩm sinh và bệnh Hemophilia

Tổ chức từ thiện ở Hà Nội - Cùng lúc bị câm điếc bẩm sinh và máu khó đông khiến cho cậu bé Gia Bảo liên tục phải ở bệnh viện suốt 6 năm qua. Thương con, vợ chồng anh Dũng, chị Nguyên không dám sinh thêm nữa mà dồn toàn bộ tình yêu thương của mình để chạy chữa cho em.

bé Gia Bảo 6 tuổi bị câm điếc bẩm sinh và rối loạn đông máu.

Tôi gặp em lúc đã quá trưa, khi mà các bạn giường bên cạnh đã ngủ cả duy chỉ có mình cậu bé Bảo là nũng nịu đòi mẹ mang sách ra dạy học. Không nói được, tai dường như cũng không nghe thấy gì dù em có đeo máy trợ thính, nhưng em vô cùng thích thú trước những hình các con vật được mình tô những nét xanh, đỏ loằng ngoằng, chằng chịt. Một vài những động tác tỏ thái độ vui vẻ, hào hứng của em phần nào tạm xua đi cái không khí ảm đạm vốn thấy trong bệnh viện những ngày đông.

Giới thiệu:

Tổ chức từ thiện Việt Nam


Mẹ của em, chị Nguyễn Thị Nguyên, sau một hồi chỉ cho con học mới khe khẽ kể chuyện: “Cháu năm nay lên 6 tuổi rồi đấy chị ạ. Giá mà cháu không bệnh tật, giờ cũng chuẩn bị vào lớp 1 rồi và em cũng sẽ đi làm chứ không phải ngồi đây thế này”.

Cậu bé vô cùng thích thú khi được mẹ dạy học.

Sau lời kể ngắn ngủi, chị mới bắt đầu trải lòng cả một quãng thời gian dài đeo đuổi việc chữa bệnh cho con. Đầu tiên là tin cháu bị điếc sâu bẩm sinh và có chỉ định cấy điện cực ốc tai với chi phí lên đến vài trăm triệu đồng, ngày đó cả hai vợ chồng như ngã quỵ bởi số tiền khổng lồ không biết vay mượn ở đâu ra. Bẵng đi thời gian, Gia Bảo tiếp tục được phát hiện căn bệnh Hemophilia (máu khó đông) nên phải lên điều trị tại Viện huyết học truyền máu TW thì mới giữ được mạng sống.

Suốt 6 năm liền em phải đi viện để chữa 2 căn bệnh.

Nhớ lại thời gian đó, chị Nguyên vẫn còn cảm giác bàng hoàng, hoảng sợ: “Tin con bệnh dồn dập kéo đến khiến vợ chồng em không còn nghĩ được gì nữa chị ạ. Anh nhà em làm công việc nấu ăn thu nhập được gần 4 triệu/ tháng. Em cũng xin đi làm thuê nhưng khi con bệnh phải đi viện là em nghỉ hẳn luôn. Thấm thoắt cũng mấy năm rồi chị ạ. Giờ mẹ con em chỉ biết trông chờ vào đồng lương của chồng em thôi nhưng cứ thiếu trước, hụt sau không biết làm sao cả”.

Bất lực, bản thân vợ chồng chị Nguyên chỉ biết kìm lòng, quyết không sinh thêm bé nào nữa để dồn toàn bộ thời gian vào việc chữa trị cho con. Về quyết định này, cũng có nhiều người bảo thế này, thế kia nhưng với chị Nguyên: “Con nào cũng là máu mủ, đứt ruột đẻ ra của mình. Gia Bảo bị bệnh đã khổ lắm rồi nên chị không muốn san sẻ tình cảm ra nữa. Mỗi lần nhìn con muốn nói với mẹ điều gì nhưng không thể, em lại đau đến thắt ruột nên không còn nghĩ được gì thêm nữa chị ạ”.

Không dám sinh thêm bé nào nữa, chị Nguyên dồn tất cả vào việc chữa trị cho con.

Nghe chị nói, chúng tôi ai cũng chạnh lòng. Quay sang nhìn, cậu bé Gia Bảo đang nằm ngoan trong lòng mẹ như 1 chốn an toàn, ấm áp. Thương con, thương cả cho chị, chỉ vì bệnh tật mà đẩy gia đình đến đói nghèo, không có lối thoát. Và cũng vì bệnh tật của con mà cướp đi mất quyền được làm mẹ lần nữa của chị cũng bởi chị yêu con và thương nó quá.

Về hoàn cảnh của bé Gia Bảo, chị Trương Thị Hằng – Cán bộ phòng CTXH, Viện huyết học truyền máu TW có phút trải lòng:

“Cháu bé rất đáng thương khi bị cùng lúc câm điếc bẩm sinh và bệnh Hemophilia (là bệnh về rối loạn đông máu di truyền). Đây là căn bệnh bẩm sinh phải điều trị định kỳ suốt đời. Với biểu hiện bệnh nhân thường xuyên bị chảy máu khó cầm ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp và cơ. Nhiều bệnh nhân còn bị xuất huyết não, xuất huyết dạ dày… chảy máu cơ khớp tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Bệnh nhân nếu không được điều trị đầy đủ còn dẫn tới di chứng tàn tật, đi lại khó khăn.


Ước mơ của chị là 1 ngày con có thể nghe, nói được nhưng số tiền để cấy điện cực ốc tai lên đến vài trăm triệu đồng anh chị không có được.

Cháu thường xuyên phải điều trị định kỳ tại Viện Huyết học, Bệnh viện Tai Mũi Họng TW và điều trị ngôn ngữ tại Trung tâm khiếm thính với chi phí 5 triệu đồng/tháng. Không nghe được, khả năng nói kém dẫn đến phản xạ kém, nhiều khi không ý thức được nguy hiểm,vì vậy mà cháu càng dễ bị chấn thương gây chảy máu nhiều hơn mà mỗi lần chảy máu lại không cầm được.

Tại bệnh viện chúng tôi đã nắm được tình hình hoàn cảnh gia đình cháu nên cũng kêu gọi, vận động các mạnh thường quân giúp cho cháu để cháu có cơ hội tiếp tục được chữa trị”.

Mọi đóng góp của các nhà hảo tâm xin gửi về:

Chị Nguyễn Thị Nguyên (xóm Mới, thôn Phù Bật, xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Số điện thoại: 01627675794


Xem thêm bài khác của Tổ chức từ thiện Việt Nam: